Cháy, nổ luôn là hiểm họa tại nhiều địa phương. Với một đô thị lớn, đông dân cư như TP Cần Thơ, bên cạnh công tác phòng ngừa, xây dựng kết cấu hạ tầng chủ động đáp ứng tốt yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), thì mỗi người dân, đơn vị, doanh nghiệp cần nêu cao ý thức trách nhiệm về phòng, chống cháy, nổ để hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố có thể xảy ra.
Thành Phố Cần Thơ hiện có gần 300 nghìn nhà ở hộ gia đình kết hợp kinh doanh, dịch vụ. Trong đó, có hơn 12 nghìn căn nhà có cấu kiện xây dựng bằng các loại vật liệu dễ cháy; hơn 12 nghìn hộ sản xuất, kinh doanh hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; gần 18 nghìn hộ kinh doanh có hệ thống điện chưa bảo đảm an toàn. Theo Phòng Cháy chữa cháy Cần Thơ ( PCCC Cần Thơ) tình hình cháy, nổ ở các khu vực này chiếm tỷ lệ cao cả về số vụ (khoảng 50%) và thiệt hại về người, tài sản (khoảng 83%) so với các vụ cháy khác, trong đó có đến hơn 70% vụ cháy liên quan sự cố về điện.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy, nổ là do ý thức chấp hành các quy định về an toàn PCCC, an toàn trong sử dụng điện, cách bố trí hàng hóa của chủ hộ gia đình, chủ cơ sở kinh doanh chưa cao và chưa phù hợp với quy định. An toàn cháy, nổ trong khu vực dân cư vẫn đang là vấn đề rất đáng lo ngại khi nhiều hộ dân vẫn chủ quan, sử dụng hệ thống điện, thiết bị điện thiếu an toàn, chắp vá.
Một thống kê đáng lo của Phòng cháy chữa cháy tại Cần Thơ là có hơn 80% số vụ cháy các cơ sở, doanh nghiệp để lửa cháy tự do hơn 10 phút. Ðây cũng chính là "giờ vàng" trong công tác chữa cháy để hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả.
Thống kê cho thấy, từ năm 2014 đến nay, thành phố xảy ra hơn 7.200 vụ cháy, tai nạn, sự cố liên quan cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ, trong đó xảy ra 6.245 vụ cháy làm chết 85 người, bị thương 238 người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 857 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhân cháy vẫn chủ yếu xuất phát từ các sự cố, chủ quan trong sử dụng hệ thống, thiết bị điện.
Để công tác bảo đảm an toàn PCCC Cần Thơ trong khu vực hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh đạt kết quả cao thì việc triển khai các giải pháp phải mang tính đồng bộ, căn cơ chứ không thể giải quyết bằng các giải pháp đơn lẻ. Các quy định về PCCC tại các khu vực này chưa được triển khai cụ thể, chi tiết.
Bên cạnh đó, việc xác định các lực lượng trong công tác PCCC Cần Thơ cũng cần được quy định rõ ràng và cụ thể. UBND phường, xã, thị trấn là cấp quản lý sâu sát nhất, cần có trách nhiệm chính và trực tiếp trong quản lý nhà nước về PCCC đối với khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất. Trong khi đó, trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát PCCC là hướng dẫn, kiểm tra hoạt động PCCC của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy; tham mưu cho UBND các cấp trong công tác quản lý nhà nước về PCCC đối với hộ gia đình và hộ kinh doanh; tham mưu các chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm an toàn PCCC ở khu dân cư, nhà ở hộ gia đình và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất.
Vì sự an toàn chung của toàn xã hội, mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân cần tích cực tham gia công tác PCCC, nắm vững các nguyên tắc, biện pháp trong phòng, chống và ứng phó khi xảy ra sự cố liên quan cháy, nổ.
Phòng cháy chữa cháy Cần Thơ cũng đã yêu cầu Công an thành phố bảo đảm nhân lực, phương tiện chữa cháy đủ mạnh để xử lý kịp thời những vụ cháy khi mới phát sinh, ngăn chặn cháy lan, cháy lớn. Ðồng thời rà soát, lập dự toán đầu tư trang bị phương tiện chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn theo hướng hiện đại, tiếp tục ứng dụng khoa học - công nghệ trong chuyên môn. Cùng với đó, cần tăng cường hướng dẫn các quận, huyện thực hiện đúng quy hoạch hạ tầng PCCC, bảo đảm giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố.
Thực tế vài năm trở lại đây cho thấy: Số vụ cháy tại các chung cư đang tăng nhanh và để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điều đáng lo là: nguyên nhân lại đến từ chính những hành vi sinh hoạt thường ngày của cư dân – tưởng chừng vô hại, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ chết người.
Chiều 19/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ cháy chung cư mini tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân khiến 56 người thiệt mạng. Sau khi xem xét kháng cáo, HĐXX quyết định giảm án cho bị cáo Nghiêm Quang Minh – chủ công trình, từ 12 năm còn 9 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.
Từ ngày 01/7/2025, Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ mới cùng Nghị định 105/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực trên toàn quốc. Với nhiều quy định mạnh tay, mức xử phạt tăng cao và yêu cầu rõ ràng hơn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân – đây là thời điểm cấp bách để rà soát và hoàn thiện công tác PCCC tại cơ sở.
Vào sáng nay, ngày 7/6, một vụ cháy nghiêm trọng đã xảy ra tại quán buffet cơm trưa Mộc, địa chỉ 124 đường số 2, khu Giảng viên Đại học, TP. Cần thơ. Đáng tiếc hơn cả, quán chỉ vừa mới khai trương được 1 ngày thì toàn bộ phần mái, không gian bị cháy rực lửa.
Khoảng 22h45 ngày 5/6, xảy ra cháy tại cửa hàng hoa số 2 Nguyễn Thị Định (quận Cầu Giấy, Hà Nội). Người dân phát hiện khói bốc ra từ tầng 1 và cố gắng phá cửa cuốn để dập lửa nhưng bất thành.
Vào khoảng gần nửa đêm ngày 5/6, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại một ngôi nhà dân trong ngõ 1/178 phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội, khiến nhiều người mắc kẹt bên trong. Rất may, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã có mặt kịp thời, giải cứu an toàn toàn bộ những người bị mắc kẹt.
Đóng bảo hiểm cháy nổ cho doanh nghiệp bảo hiểm nhưng doanh nghiệp không có hoạt động gì để phòng ngừa cháy nổ, vậy đóng bảo hiểm cháy nổ có tác dụng gì trong việc phòng chống cháy nổ?
Sáng nay (4/6), một vụ hỏa hoạn xảy ra tại căn hộ chung cư HH4A Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội). Khói bốc cuồn cuộn từ ban công căn hộ khiến nhiều người hoảng hốt.
Chỉ trong những ngày đầu tháng 6, trên địa bàn cả nước đã ghi nhận một số vụ hỏa hoạn nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngày 2/6, Công ty PCCC Phú Quý cập nhật thông tin vụ cháy lớn xảy ra tại Công ty Cổ phần giấy HKB - Hoa Lư (Ninh Bình), nơi có khu vực chứa hàng tấn bìa carton và giấy vụn đã bất ngờ bốc cháy vào chiều 1/6.